Nóng từ Hoàng Sa 20/5: Lạc vào ma trận đội tàu Trung Quốc


Nhiều tiếng còi dài hú lên, xé toang mặt nước, xé toang không gian yên tĩnh chiều Hoàng Sa. Một chiếc tàu hải cảnh đồ sộ đang chếch mũi về hướng khác, bỗng quay ngoắt 180 độ, lừ lừ rẽ sóng hướng tới.

Nóng từ Hoàng Sa 20/5: Lạc vào ma trận đội tàu Trung Quốc
Lạc vào ma trận đội tàu Trung Quốc.
Lạc vào ma trận đội tàu Trung Quốc

Nhiều tiếng còi dài bắt đầu hú lên, xé toang mặt nước, xé toang không gian yên tĩnh chiều Hoàng Sa. Một chiếc tàu hải cảnh đồ sộ đang chếch mũi về hướng khác, bỗng quay ngoắt 180 độ, lừ lừ rẽ sóng hướng tới.

Cách khoảng 5 hải lý, tàu này hú còi ầm ỹ, bắt đầu biểu diễn phun nước tứ phía. Từng cột nước trắng xóa bắn ra, thông điệp đe dọa. Các ngư phủ trên tàu vẫn bình thản. “Diễn thôi, đừng sợ !” - thuyền trưởng Còn B nói.

Biên đội 5 chiếc do tàu chúng tôi, ĐNa 90039 dẫn đầu bắt đầu chia đội hình, chọn vị trí để thả lưới. “Toàn tổ chú ý, nhiều tàu phía Trung Quốc bắt đầu triển khai uy hiếp chúng ta. Tất cả bình tĩnh né tránh chủ động. Không khiêu khích” – tiếng “anh hùng Hoàng Sa” Lê Văn Chiến (thuyền trưởng ĐNa 90351) đanh thép qua Icom.

Lúc này, khoảng cách giữa tàu ĐNa 90039 với giàn khoan chỉ còn chưa đầy 6 hải lý. Bất ngờ, hàng chục tàu cá vỏ sắt phía Trung Quốc ùa ra. Cuộc đối mặt, rượt đuổi gay cấn đầu tiên diễn ra ngay trong ngày thứ nhất ở biển. Không thể nào đếm xuể tàu cá Trung Quốc, được bọc lót phía sau là hàng chục tàu hải giám, hải cảnh và cả tàu chiến.

Trung Quốc xem các nước láng giềng là chư hầu

Tình hình trên biển Đông hiện nay phản ánh ý đồ của Trung Quốc muốn khống chế cả Đông Nam Á, đồng thời cho thấy sự bất khuất của Việt Nam.
Tàu cá nhỏ bé của Việt Nam vẫn bất khuất ra khơi.
Đó là bình luận của cựu quan chức ngoại giao, sử gia Ý Sergio Romano được hãng thông tấn CNA (Đài Loan) đăng tải, trong bối cảnh VN đang có những phản ứng kiên quyết, hợp pháp trước hành vi xâm phạm của Trung Quốc (TQ).

Ông Romano nhận định trong vấn đề lãnh thổ TQ vẫn còn “giữ tư tưởng của thời kỳ phong kiến, xem các quốc gia láng giềng là nước chư hầu”.

Sử gia Romano phân tích thêm, vụ đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển VN cho thấy TQ không chỉ có mưu đồ độc chiếm biển Đông mà còn muốn thỏa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan và giấc mộng “đế quốc”.

Ông chỉ ra sự tăng trưởng vượt bậc của TQ mấy chục năm qua cũng kéo theo nhiều nhân tố có thể gây bất ổn như tham nhũng tràn lan, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, môi trường bị hủy hoại… dẫn đến bất bình trong xã hội.

Vì thế, có thể chính quyền tin rằng bành trướng lãnh thổ là một cách làm giảm áp lực trong nước.
Ban Ki Moon nói với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình về Biển Đông

Tại cuộc họp báo ngày 19/5, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn Liên hợp quốc, cho biết vấn đề căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được Tổng Thư ký Ban Ki-moon thảo luận với giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nhân chuyến thăm nước này.

Trong các cuộc thảo luận với các quan chức cấp cao Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã một lần nữa bày tỏ quan điểm rằng tất cả các bên phải kiềm chế hết sức và giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình, thông qua đối thoại và tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc.
"Cách đây vài tháng còn uống rượu, chụp ảnh chung"

Bloomberg dẫn lời Trung tá Phan Duy Cường, trợ lý tác chiến Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, hồi tháng trước, những thành viên của cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc còn bắt tay, chụp ảnh, chia sẻ với nhau từng đĩa trái cây, chiếc bánh mỳ thì nay họ đang rơi vào bế tắc của vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Tàu Trung Quốc ngang ngược hoạt động ở Hoàng Sa.
“Hai bên đã rất vui vẻ và đoàn kết. Chúng tôi còn uống với nhau những ly rượu, thậm chí chúng tôi còn đi dạo trên tàu của nhau”, Trung tá Phan Duy Cường, trợ lý tác chiến Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển nhớ lại.
Theo trung tá Phan Duy Cường, cách đây một tháng, con tàu mang số hiệu 8003 và 2007 của Việt Nam đã cùng với hai tàu Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc có mặt trên vùng Vịnh Bắc Bộ.
Theo Tấm gương

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn